Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

Muốn tồn tại và phát triển, mỗi tổ chức đều phải xây dựng cho mình mục tiêu mà mình muốn vươn tới, cũng như con đường riêng để mình đi đến mục tiêu đó và như vậy, sẽ hình thành một hệ thống chiến lược trong tổ chức. EDH đã xây dựng Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi với các tuyên bố sau:

Tầm nhìn

EDH phấn đấu để trở thành một Thương hiệu sản xuất Tủ Điện hàng đầu Việt Nam và đạt tầm khu vực.

Sứ mệnh

EDH cam kết “Hướng tới Khách hàng – Cung cấp những sản phẩm đã được cải tiến nhằm thỏa mãn những yêu cầu của Khách hàng”

Giá trị cốt lõi

– Vì Khách hàng.
– Vì Trách nhiệm với Đất nước
– Vì Người Lao động

Giải thích: Việc xác định Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi là một sự tuyên bố chiến  lược của tổ chức, là một sự trăn trở để thiết kế, xây dựng nội dung chứ không phải chỉ là việc đi tìm câu chữ đơn thuần. 

Tầm nhìn: Người sáng lập, người lãnh đạo của một tổ chức phải đặt câu hỏi: Chúng ta  muốn gì sau 05 năm nữa, 10 năm nữa, 20 năm nữa… chúng ta sẽ như thế nào, chúng ta sẽ dẫn dắt tổ chức của mình tới đâu? Tới đỉnh cao nào hay bến bờ nào? Và một hình ảnh,  một hình tượng độc đáo, một chuẩn mực, một vị thế chính là mơ ước trong tương lai, là  những điều mà Doanh nghiệp muốn đạt được. 

Tầm nhìn là việc người lãnh đạo Doanh nghiệp suy nghĩ và hoạch định về tương lai thông  qua trí tưởng tượng của chính họ đối với các Doanh nghiệp.

Tầm nhìn chính là sự hướng tới tương lai, là một hình tượng hoặc tiêu chuẩn mà Doanh  nghiệp muốn đạt được. Các chủ Doanh nghiệp bắt buộc phải có Tầm nhìn tốt để xác đinh  được con đường phát triển và hướng đi lâu dài cho Doanh nghiệp của mình. Tầm nhìn chính là nguồn cảm hứng và động lực, nó không chỉ mô tả tương lai của Doanh  nghiệp mà còn mô tả tương lai của ngành, của lĩnh vực mà Doanh nghiệp đó đang kinh  doanh. Thậm chí, nó còn có thể tạo ra xu thế ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn  xã hội. 

Tầm nhìn là một mục tiêu dài hạn của Doanh nghiệp, nó xác định được Doanh nghiệp muốn đi xa đến đâu, một tuyên bố về Tầm nhìn giúp bạn khẳng định giá trị cũng như mục  đích tồn tại của Doanh nghiệp. 

Tầm nhìn giúp bạn trả lời câu hỏi: Chúng ta đang hướng đến đâu? Mục tiêu của chúng ta  là phải đi tới nơi nào? Chúng ta muốn đạt được đích đến đó khi nào? Và chúng ta muốn  đến đích đó như thế nào? 

Sự nỗ lực làm việc để đạt được mục tiêu. Nó sẽ khiến bạn hiểu rõ lý do bạn cần làm việc  hết mình, Tầm nhìn cho bạn thấy bạn sẽ ở đâu trong những năm tới và nó thúc đẩy bạn. 

Lưu ý: Với mong muốn Doanh nghiệp phát triển hơn nữa, chúng ta có thể suy nghĩ đến  việc thay đổi Tầm nhìn. Nhưng hãy nhớ rằng, Tầm nhìn là động cơ để lý giải về nền tảng  của Doanh nghiệp. Vì vậy, đừng cố gắng thay đổi Tầm nhìn nếu điều đó không thực sự cần thiết. 

Sứ mệnh: Là nhiệm vụ mà một tổ chức đặt ra nhất định phải hoàn thành. Sứ mệnh là lý  do tồn tại của mỗi tổ chức, nếu không xác định được Sứ mệnh cho mình thì các Doanh  nghiệp không có động lực để tồn tại và phát triển. 

Các tổ chức thường thể hiện Sứ mệnh của mình bằng một tuyên bố xúc tích, ngắn gọn,  giải thích lý do để tổ chức đó tồn tại và sẽ làm gì để tồn tại. Sứ mệnh của một Doanh  nghiệp cần đưa ra những thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau: 

− Mục tiêu của Doanh nghiệp là gì?

− Doanh nghiệp sẽ hoạt động ở lĩnh vực nào, phục vụ ai? 

− Những nguyên tắc và giá trị nào xuyên suốt trong các hoạt động của Doanh  nghiệp? 

Bản tuyên bố Sứ mệnh có hiệu quả thường phải đáp ứng các tiêu chí sau: 

− Rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, cô đọng. Thể hiện được sự cam kết, các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến chúng ta 

− Chỉ ra được tại sao Doanh nghiệp làm việc đó và lý do tồn tại là gì? − Đưa ra được cam kết, định hướng cho các hoạt động thích hợp. 

− Phù hợp với các năng lực riêng của Doanh nghiệp. 

Sự mệnh chỉ ra được cách để đi đến nơi mà Công ty muốn đến. Nó giúp bạn tìm ra mục  tiêu và khẳng định giá trị Doanh nghiệp. 

Sứ mệnh tập trung vào hiện tại. Nó xác định rõ khách hàng, các quy trình quan trọng và  nó định hướng cho Doanh nghiệp biết mức độ hoạt động cần triển khai. 

Sứ mệnh sẽ cho ta đáp án của câu hỏi: Chúng ta phải làm gì, làm thế nào để thành công?  Điều gì giúp chúng ta khẳng định sự khác biệt? 

Sứ mệnh giúp Doanh nghiệp xác định được những mục tiêu cho mình, nhờ vào đó bạn sẽ biết mình phải làm gì để đi đến thành công. 

Lưu ý: Người đứng đầu Doanh nghiệp có thể thay đổi Sứ mệnh cho Doanh nghiệp của  mình. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Sứ mệnh phải bám sát Tầm nhìn và Giá trị cốt lõi của  Doanh nghiệp cũng như nhu cầu của khách hàng. 

Tầm nhìn và Sứ mệnh luôn song hành với nhau, chúng tạo thành một “cặp bài trùng”  không thể tách rời nhưng cũng có những đặc điểm riêng rất khác biệt. Sứ mệnh tập trung  vào hiện tại, mỗi Doanh nghiệp cần biết Sứ mệnh của mình để biết ngày hôm nay mình  cần làm gì để tồn tại, còn Tầm nhìn thì tập trung vào tương lai. Nó là động lực, là nguồn  cảm hứng để các Doanh nghiệp không ngừng nỗ lực bởi nó muốn biến viễn cảnh trong  mơ thành sự thực.

Sự khác biệt giữa Tầm nhìn và Sứ mệnh 

Tầm nhìn hoạch định bạn muốn đi ĐẾN ĐÂU. Đó là mối giao thoa giữa giá trị và mục  đích của Doanh nghiệp. Còn Sứ mệnh là LÀM THẾ NÀO bạn đi được đến nơi bạn muốn.  Xác định mục đích và những mục tiêu chính liên quan đến nhu cầu của khách hàng và giá  trị của toàn Doanh nghiệp. 

Tầm nhìn trả lời câu hỏi: Chúng ta nhắm mục tiêu đến đâu? Sứ mệnh trả lời câu hỏi:  Chúng ta làm gì? Điều gì làm chúng ta khác biệt? 

Tầm nhìn nói về tương lai. Sứ mệnh nói về hiện tại hướng đến tương lai. 

Chức năng của Tầm nhìn: Nó thúc đẩy bạn làm việc nỗ lực nhất. Nó giúp bạn hiểu tại sao  bạn đang làm việc tại đây. Còn chức năng của Sứ mệnh để xác định những biện pháp  thành công của doanh nghiêp. 

Tầm nhìn hay Sứ mệnh được xây dựng ra là để tạo nền tảng của Doanh nghiệp. Do vậy  nên hạn chế thay đổi Tầm nhìn. còn Sứ mệnh có thể thay đổi, nhưng phải luôn đi sát vào  giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng và Tầm nhìn. 

Mục đích của Tầm nhìn: Chúng ta đang hướng đến đâu? Khi nào bạn muốn đạt được đích  đến đó? Chúng ta muốn làm nó như thế nào? Mục đích của Sứ mệnh: Chúng ta đang làm  gì bây giờ? Chúng ta làm cho ai? Lợi ích là gì? Nói cách khác, tại sao chúng ta làm, cái gì và cho ai? 

Tầm nhìn: Làm rõ sự mơ hồ. Mô tả một tương lai tươi sáng (hy vọng), biểu đạt gắn kết và  ghi nhớ, mong muốn thực tiễn, có thể đạt được, gắn liền với giá trị và văn hóa Doanh  nghiệp. Sứ mệnh thể hiện mục đích và giá trị của Doanh nghiệp. 

Giá trị cốt lõi: Là các nguyên tắc, nguyên lý nền tảng và sự bền vững của Doanh nghiệp,  những nguyên tắc này tồn tại không phụ thuộc vào thời gian, tự thân vận động, không  phụ thuộc bởi các tác động của bên ngoài và bền vững trước sự kiểm định của thời gian.

Có nhiều định nghĩa để giải thích Giá trị cốt lõì, trong đó có 3 định nghĩa đã được tổng  hợp từ các chuyên gia: 

− Định nghĩa 1: Giá trị cốt lõi là tất cả những gì tại Doanh nghiệp không thể cân  đong đo đếm để trả bằng tiền hoặc bất biến theo thời gian. Đây là nền tảng giúp  đơn vị hình thành nội quy chung. 

− Định nghĩa 2: Giá trị cốt lõi là hệ thống niềm tin ảnh hưởng tới cách cư xử giữa  con người với con người hay giữa tập thể này với tập thể khác, nó được xem là  “linh hồn” và “ăn sâu” vào trong tổ chức, giúp hình thành tâm lý chung, tạo nên  môi trường văn hóa. 

− Định nghĩa 3: Giá trị cốt lõi là hệ thống những quy tắc hướng dẫn mang tính thiết  yếu và lâu dài, ảnh hưởng đến quyết định và hành động của một tổ chức. Điều đó  có nghĩa khi nhiệm vụ và kế hoạch của Doanh nghiệp thay đổi thì giá trị cốt lõi  vẫn được giữ lại. 

Giá trị của một cá nhân hay tổ chức chính là tập hợp tất cả những nét độc đáo và riêng  biệt của cá nhân hay tổ chức đó. Giá trị cũng có thể hiểu là phong cách, quan điểm riêng  giúp phân biệt giữa người này với người khác, hoặc giữa tổ chức này với tổ chức khác. 

Một Doanh nghiệp cần xác định cho chính mình những giá trị được giữ làm cốt lõi, độc  lập với môi trường hiện tại, với yêu cầu cạnh tranh và cách thức quản trị. Bản chất của từ “cốt lõi” đã nói lên ý nghĩa quan trọng của nó, đó là những điều mang tính nền tảng, căn  bản và quan trọng nhất, cốt yếu nhất. 

Các giá trị cốt lõi rất có chiều sâu, và đó là những giá trị cực kỳ quan trọng. Các giá trị này ít khi thay đổi theo các biến động của thị trường. Trong trường hợp khó khăn, Doanh  nghiệp có thể thay đổi mô hình kinh doanh nhưng không thay đổi hệ thống Giá trị cốt lõi  của mình. Giá trị cốt lõi là nền tảng, chuẩn mực cho toàn bộ hành vi ứng xử ở nơi làm  việc. Các Giá trị cốt lõi của nhân viên tại nơi làm việc, cùng với kinh nghiệm của họ, kết  hợp với nhau tạo thành Văn hóa Doanh nghiệp. 

Giá trị cốt lõi chính là một trong số hiếm hoi các quy tắc hướng dẫn có khả năng ảnh  hưởng rất lớn. Nó là tinh thần của các tổ chức và những giá trị làm nhiệm vụ hướng dẫn 

tất cả các hành động. Giá trị cốt lõi có chiều sâu rất đáng kể và các giá trị vô cùng quan  trọng. Các giá trị này ít khi thay đổi theo những điều thay đổi của thị trường.  

Giá trị cốt lõi giúp củng cố quyết đinh cho Doanh nghiệp, đặc biệt là những quyết định  khó khăn. Ví dụ, nếu Giá trị cốt lõi của Công ty là “Vì Khách hàng” thì khi sẳn phẩm  kém chất lượng, bạn sẵn sàng lên tiếng xin lỗi, chịu trách nhiệm và khắc phục hậu quả. 

Giá trị cốt lõi giúp khách hàng, đối tác nhận diện Doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn và  chi tiết hơn. Ví dụ Giá trị cốt lõi của một Công ty thành công thể hiện ở cách họ phục vụ khách hàng. Khi khách hàng nói với Công ty rằng họ cảm thấy yêu thích Doanh nghiệp của bạn, bạn biết rằng nhân viên của bạn đang sống với giá trị cốt lõi mà Doanh nghiệp  bạn tạo ra, đó là “Vì Khách hàng”. 

Giá trị cốt lõi hình thành nên tầm nhìn của tổ chức, là nền tảng để thu hút và giữ chân  những nhân viên có trách nhiệm nhất, đóng góp nhiều nhất của Công ty. Bởi lẽ, trên thực  tế, hầu hết các ứng viên đều quan tâm đến hình ảnh Công ty, giá trị đạo đức và văn hóa  của Công ty. 

Người lao động có vai trò quan trọng trong các Doanh nghiệp. Họ được Doanh nghiệp  nâng tầm rất nhiều so với các Doanh nghiệp khác trong ngành. Họ được lắng nghe, được  chia sẻ và được tôn trọng. Sự sẵn sàng đề cao vai trò của người lao động chính là để nâng  tầm sự phát triển và bền vững của Doanh nghiệp. Những Giá trị cốt lõi luôn định hướng  được các suy nghĩ và hành động của các thành viên trong Doanh nghiệp, nó cũng luôn  chi phối sự cảm nhận, suy nghĩ của khách hàng, đối tác và xã hội đối với Doanh nghiệp. 

Để thành công, chủ doanh nghiệp cần chú trọng xác định Giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp. Thuật ngữ này thường được gắn liền với các vấn đề về tầm nhìn, sứ mệnh hay văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là yếu tố định hướng vô cùng quan trọng, Giá trị cốt lõi thường được gắn liền với Tầm nhìn và Sứ mệnh trong tuyên bố của các tổ chức.Your Attractive Heading